Thứ 6 - 26/02/2016
​Công an nhân dân "Vì nước quên thân vì dân phục vụ " - "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" - "Chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ".
Hiểu đúng về các loại pháo hoa mà người dân được sử dụng
Thời gian gần đây không ít trường hợp người dân hiểu chưa đúng về các loại pháo được phép sử dụng, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm.
Phân biệt "Pháo hoa nổ" và "Pháo hoa ", bị cấm và không bị cấm.
Phân biệt "Pháo hoa nổ" và "Pháo hoa ", bị cấm và không bị cấm.

Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về Quản lý, sử dụng pháo sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021 có nhiều điểm mới so với Nghị định số 36/2009/NP-CP. Trong đó, Nghị định 137/2020/NĐ-CP cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa trong dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật.
 
 

Các loại pháo người dân được phép sử dụng để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
Các loại pháo người dân được phép sử dụng để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.

Hiện nay, một bộ phận người dân khi tiếp cận thông tin liên quan đến Nghị định 137/2020/NĐ-CP đã hiểu chưa đúng các quy định cho phép đốt pháo hoa đồng nghĩa với việc được đốt tất cả các loại pháo (bao gồm cả pháo hoa nổ). Việc hiểu sai bản chất của Nghị định 137/2020/NĐ-CP sẽ vô tình dẫn tới vi phạm có thể bị xử lý hình sự.

Trước hết người dân cần phân biệt được khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh bị nhầm lẫn. Cần biết, pháo hoa mà người dân được phép sử dụng, theo quy định (tại điểm b, khoản 1, Điều 3, Nghị định 137/2020/NĐ-CP) là sản phẩm được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, màu sắc, ánh sáng trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Đây là loại pháo không có thuốc nổ, không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người. Trên thực tế, loại pháo hoa này người dân đã sử dụng trong dịp cưới hỏi, sinh nhật trước khi Nghị định 137/2020/NĐ-CP ra đời. Còn loại pháo nổ là sản phẩm khi có tác động của xung kích thích cơ, điện, nhiệt, hóa tạo ra tiếng rít, tiếng nổ và tạo hiệu ứng, áng sáng màu sắc trong không gian, pháo này còn được gọi là "pháo hoa nổ" và cấm người dân sử dụng. Nếu người dân sử dụng pháo hoa nổ thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
 
 

Ngoài ra, Nghị định 137/2020/NĐ-CP cũng quy định người sử dụng pháo hoa phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có đủ năng lực hành vi dân sự thì mới được sử dụng pháo hoa. Bên cạnh đó, chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa.

Nghị định số 137/2020/NĐ-CP có hiệu lực khi Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang đến gần, đây cũng là thời điểm các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn để sản xuất, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo trái phép. Vì thế cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của toàn thể nhân dân tham gia công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, tố giác với các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, bảo vệ an toàn Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Mọi thông tin tội phạm và vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, đề nghị người dân cung cấp kịp thời cho cơ quan Công an gần nhất
Nguồn: Tổng hợp

công an TỈNH ĐỒNG NAI

Địa chỉ: 161, Phạm Văn Thuận, Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai.

Điện thoại: 0251 8820999​

Email:  congan@dongnai.gov.vn

Website: congan.dongnai.gov.vn​
® Ghi rõ nguồn "congan.dongnai.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ Website này.​​


Chung nhan Tin Nhiem Mang