Một trong những điều khoản của Hiệp định Giơnever là: Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới và trước tháng 7/1956, 2 miền phải thống nhất bằng “tổng tuyển cử tự do và dân chủ”;Quân Pháp phải rút quân khỏi miền Bắc và Việt Minh phải rút khỏi miền Nam trong vòng 300 ngày; người dân có quyền lựa chọn ở miền Bắc hay miền Nam, trong thời gian đó họ được tự do đi lại; nghiêm cấm quân đội nước ngoài xâm phạm lãnh thổ Việt Nam; một Ủy ban Giám sát quốc tế gồm Ba Lan, Ấn Độ và Canada sẽ giám sát việc thi hành các điều khoản của Hiệp định. Tuy nhiên, bầu cử tự do đã không được diễn ra,đế quốc Mỹ đã can dự trực tiếp vào miền Nam Việt Nam để thay chân thực dân Pháp và hậu thuẫn cho Ngô Đình Diệm thiết lập cái gọi là nền đệ nhất cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Từ đây, Việt Nam bị chia cắt làm hai miền:miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam còn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ.

BCHTW Đảng khóa III họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị gồm 11 uỷ viên chính thức: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan, và 02 uỷ viên dự khuyết là Trần Quốc Hoàn và Văn Tiến Dũng. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng và Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất BCHTW Đảng.
BCHTW Đảng khóa III họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị gồm 11 uỷ viên chính thức: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan, và 02 uỷ viên dự khuyết là Trần Quốc Hoàn và Văn Tiến Dũng. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng và Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất BCHTW Đảng.
Tháng 10/1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (BCHTW Đảng) đã đề ra nhiều quyết sách mang ý nghĩa lịch sử về chính trị, kinh tế và quân sự, trong đó có vấn đề nhiệm vụ quốc tế của đảng ta bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, các kế hoạch 3 năm và 5 năm để xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Tổng tiến công và chiến thắng đế quốc Mỹ ở miền Nam.
Trong thời gian 15 năm (từ tháng 10/1960 đến tháng 9/1975), BCH TW Đảng khóa III đã họp 25 lần, trong đó có 08 Hội nghị đưa ra các quyết sách về xây dựng và phát triển kinh tế, cụ thể:
Hội nghị lần thứ năm (7/1961) của BCHTW Đảng về phát triển nông nghiệp trong những năm 1961-1965, nhằm đẩy nông nghiệp tiến lên một cách nhanh, mạnh, làm cho nông nghiệp trở thành cơ sở vững chắc để phát triển công nghiệp.
Hội nghị lần thứ bảy (6/1962) của BCHTW Đảng bàn về vấn đề xây dựng và phát triển công nghiệp theo phương hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý. Phải ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng; phát triển công nghiệp trung ương đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương, kết hợp xí nghiệp quy mô lớn với xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ; kết hợp kỹ thuật hiện đại với kỹ thuật thô sơ.
Hội nghị lần thứ tám (5/1963) của BCHTW Đảng bàn về kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân năm năm lần thứ nhất (1961-1965), xác định phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu và biện pháp chủ yếu của kế hoạch này.
Tháng 12/1964, BCHTW Đảng họp Hội nghị lần thứ mười bàn về công tác thương nghiệp và giá cả, vì đó là một khâu quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của miền Bắc nước ta. Hội nghị nhấn mạnh: "Trên cơ sở nền kinh tế đang phát triển từ sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, để tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, ... chúng ta phải đồng thời đẩy mạnh cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá; song phải tập trung sức thực hiện cách mạng kỹ thuật là then chốt".
Tháng 1/1971, BCHTW Đảng họp Hội nghị lần thứ mười chín chủ yếu bàn về phương hướng, nhiệm vụ khôi phục, phát triển kinh tế, đặc biệt là nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc. Hội nghị khẳng định phải cố gắng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nhằm tạo nên một bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, phát triển nông nghiệp toàn diện.
Tháng 4/1972, Hội nghị lần thứ hai mươi của BCHTW Đảng bàn về quản lý kinh tế, một trong những công tác cấp bách và quan trọng của Đảng và Nhà nước. Phương hướng cơ bản của việc cải tiến quản lý kinh tế là xoá bỏ quản lý hành chính cung cấp, thực hiện quản lý theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa, khắc phục cách tổ chức quản lý thủ công, phân tán, xây dựng cách tổ chức quản lý của nền công nghiệp lớn nhằm thúc đẩy quá trình đưa nền kinh tế từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Tháng 12/1973, BCHTW Đảng họp Hội nghị lần thứ hai mươi hai, xác định nhiệm vụ của miền Bắc là đoàn kết toàn dân, đấu tranh giữ vững hoà bình, ra sức tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh ba cuộc cách mạng, xây dựng miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, kết hợp kinh tế với quốc phòng, nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, ra sức làm tròn nghĩa vụ của mình trong cuộc đấu tranh nhằm hoàn thành độc lập, dân chủ ở miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc, làm tròn nhiệm vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia, Hội nghị đã thông qua Kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế của miền Bắc trong hai năm (1974-1975) và nêu lên những biện pháp chỉ đạo các ngành, các địa phương ra sức thực hiện kế hoạch này.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã toàn thắng, miền Nam hoàn toàn được giải phóng. Non sông thu về một mối. Tháng 9/1975, Hội nghị lần thứ hai mươi bốn của BCHTW Đảng đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất Tổ quốc và đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết nhấn mạnh: Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của nhân dân cả nước vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ nay, Tổ quốc ta từ Lạng Sơn đến Cà Mau, từ đất liền đến hải đảo vĩnh viễn độc lập, thống nhất trên cơ sở chủ nghĩa xã hội. Thống nhất đất nước tạo ra sức mạnh mới, thuận lợi mới để phát triển kinh tế, văn hoá, củng cố quốc phòng và tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế, vì vậy, thống nhất càng sớm, thì càng phát huy nhanh sức mạnh toàn diện của Tổ quốc. Nghị quyết cũng nêu lên các nhiệm vụ đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và các nhiệm vụ trước mắt ở miền Nam để nhanh chóng ổn định tình hình, sớm cùng miền Bắc đi vào quỹ đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá VI đã thành công. Tại kỳ họp đầu tiên tháng 6/1976 (trong ảnh), Quốc hội khoá VI đã long trọng tuyên bố hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt nhà nước và quyết định lấy tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá VI đã thành công. Tại kỳ họp đầu tiên tháng 6/1976 (trong ảnh), Quốc hội khoá VI đã long trọng tuyên bố hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt nhà nước và quyết định lấy tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phòng ANKT