a) Lập dự án thiết kế theo đúng quy định tại Điều 11 Nghị định này và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Chỉ tiến hành thi công, xây dựng khi hồ sơ thiết kế công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
b) Kiểm tra, giám sát theo đúng thiết kế về PCCC đã được thẩm duyệt; thiết kế bổ sung, trình cơ quan có thẩm quyền, thẩm duyệt về PCCC các nội dung thay đổi nếu trong quá trình thi công có sự thay đổi, điều chỉnh về thiết kế và thiết bị PCCC ảnh hưởng đến một trong các nội dung quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020;
c) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;
d) Tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu.
e) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về PCCC trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC trước khi đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng.
Như vậy, Chủ đầu tư có vai trò, trách nhiệm rất lớn trong việc tổ chức thi công và đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC trước khi đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào hoạt động. Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH – Công an tỉnh Đồng Nai trao đổi một số nội dung để giúp Chủ đầu tư nâng cao chất lượng khi tổ chức nghiệm thu đối với hệ thống báo cháy tự động, cụ thể như sau:
Thành Vương