Lĩnh vực thống kê:Đăng ký, quản lý con dấu
Cách thức thực hiện:+ Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc
qua dịch vụ bưu chính tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Phòng Cảnh sát quản
lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
+ Nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công quốc gia
hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (trừ các văn bản, giấy
tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định của pháp luật).
Thời hạn giải quyết:03 (ba) ngày làm việc.
Đối tượng:Tất cả
Lệ phí:Kết quả thực hiện:Con dấu; giấy chứng nhận mẫu dấu
Căn cứ pháp lý:+ Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính
phủ về quản lý và sử dụng con dấu; + Thông tư số 44/2017/TT-BCA ngày 20/10/2017
của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức và chức
danh nhà nước;
+ Thông tư số 45/2017/TT-BCA ngày 20/10/2017 của Bộ
trưởng Bộ Công an quy định về trình tự đăng ký mẫu con dấu, thu hồi và hủy con
dấu, hủy giá trị sử dụng con dấu, kiểm tra việc quản lý và sử dụng con dấu (được
sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 15/2022/TT-BCA ngày 06/4/2022 của Bộ
Công an).
Các bước thực hiện:Bước 1: Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có nhu cầu
đăng ký mẫu con dấu mới nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tại
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương vào giờ hành chính các ngày làm việc
trong tuần hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc
Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành
phần của hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì tiếp nhận hồ
sơ giải quyết và gửi Giấy biên nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu
chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức
danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu thành phần thì
không tiếp nhận hồ sơ và gửi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trực tiếp hoặc
qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ
quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định tại Điều
5 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng
con dấu thì không tiếp nhận hồ sơ, nêu rõ lý do từ chối giải quyết hồ sơ và gửi
Thông báo về việc từ chối giải quyết hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu
chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức
danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ.
Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ
sơ, người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến nộp hồ sơ sẽ nhận kết
quả trực tiếp hoặc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính gồm có con dấu và Giấy
chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.
Thành phần hồ sơ:a) Hồ sơ đối với người được cử đến nộp hồ
sơ: Giấy giới thiệu hoặc Giấy ủy quyền; Thẻ căn cước công
dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
b) Hồ sơ
đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước
+ Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng
con dấu có hình Quốc huy: Quyết định thành lập hoặc văn bản quy định về tổ chức,
hoạt động của cơ quan có thẩm quyền.
+ Đối với cơ quan có chức năng quản lý nhà nước, cơ
quan chuyên môn: Quyết định thành lập hoặc văn bản quy định về tổ chức, hoạt động
của cơ quan 41 có thẩm quyền.
+ Đối với tổ chức sự nghiệp: Quyết định thành lập hoặc
văn bản quy định về tổ chức, hoạt động của cơ quan có thẩm quyền; Giấy phép hoạt
động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tổ chức phải đăng ký về lĩnh vực hoạt
động theo quy định của pháp luật.
+ Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
– nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ: Quyết định
thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền; Điều lệ hoạt động
của tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Đối với tổ chức trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi
chính phủ: Quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm
quyền; Văn bản quy định về tổ chức, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp cho
tổ chức theo quy định của pháp luật; Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền
cấp đối với tổ chức phải đăng ký về lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp
luật.
+ Đối với tổ chức tôn giáo: Quyết định công nhận tổ chức
của cơ quan có thẩm quyền.
+ Đối với tổ chức trực thuộc tổ chức tôn giáo: Quyết định
của tổ chức tôn giáo về việc thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; Văn bản của
cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; Giấy
phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tổ chức phải đăng ký về
lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.
+ Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã, Liên hiệp hợp
tác xã: Giấy phép thành lập và hoạt động của cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ
chức theo quy định của pháp luật.
+ Đối với tổ chức trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật: Quyết
định thành lập của cơ quan có thẩm quyền; Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm
quyền cấp đối với tổ chức phải đăng ký về lĩnh vực hoạt động theo quy định của
pháp luật.
+ Đối với tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại
giao hoạt động hợp pháp tại Việt Nam: Giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm
quyền Việt Nam.
+ Đối với tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo
quy định của pháp luật: Quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ
quan có thẩm quyền.
+ Số lượng hồ sơ: 01
(một) bộ.
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:+ Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được đăng
ký sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong
văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng
ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
+ Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy
định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc
được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Văn bản, giấy tờ có
trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản
chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến: Văn bản,
giấy tờ trong hồ sơ là văn bản điện tử được ký số bởi người
có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật
(văn bản điện tử có định dạng là PDF).