Xét hưởng trợ cấp đối với thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh tại Công an cấp tỉnh
Lĩnh vực thống kê:Chính sách Cách thức thực hiện:Công an đơn vị, địa phương có cán bộ, chiến sĩ bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng có trách nhiệm giới thiệu người bị thương ra Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền kèm bản sao giấy chứng nhận bị thương để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật; lập hồ sơ đề nghị xác nhận theo quy định, gửi 01 bộ về Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân Thời hạn giải quyết:Chưa quy định cụ thể. Đối tượng:Tất cả Lệ phí:Kết quả thực hiện:Quyết định hành chính Căn cứ pháp lý:+ Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11, ngày 29/6/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.+ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.+ Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân.+ Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân. Các bước thực hiện:+ Bước 1: Công an đơn vị, địa phương có cán bộ, chiến sĩ bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng có trách nhiệm giới thiệu người bị thương ra Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền kèm bản sao giấy chứng nhận bị thương để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật; lập hồ sơ đề nghị xác nhận theo quy định, gửi 01 bộ về Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân.
+ Bước 2: Cục Chính sách: tiếp nhận và tổ chức xét duyệt hồ sơ đề nghị xác nhận của Công an đơn vị, địa phương. Nếu đủ điều kiện xác nhận theo quy định thì ký: Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp hàng tháng (mẫu TB3), Giấy chứng nhận thương binh, Sổ lĩnh trợ cấp hoặc ký Quyết định trợ cấp thương tật một lần (mẫu TB4).Chuyển Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp hàng tháng, Giấy chứng nhận thương binh, Sổ lĩnh trợ cấp hoặc Quyết định trợ cấp thương tật một lần về Công an đơn vị, địa phương nơi lập hồ sơ quản lý và thực hiện chế độ theo quy định.+ Bước 3: Nhận quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần. Thành phần hồ sơ:+ Thành phần hồ sơ:
a) Giấy chứng nhận bị thương của Công an đơn vị, địa phương (mẫu TB1).b) Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương.c) Biên bản giám định thương tật của Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền (mẫu TB2).d) Văn bản nêu chi tiết về trường hợp bị thương của cán bộ, chiến sĩ và đề nghị của Công an đơn vị, địa phương.+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân. Tệp đính kèm: |